Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

FRAPPU COOKIE

 FRAPPU COOKIE, chỉ có ở CARPUB coffee.


Địa chỉ: 291 Nguyễn Tri Phương p.5 q.10. SG





Uống nước chanh nóng

 Ai trong gia đình đang có người bị Ung thư, ngừng ngay hóa trị và tham khảo tin này. 



 Tiến sĩ Gupta nói, Không ai phải chết vì ung thư ngoại trừ sự bất cẩn.

(1). Bước đầu tiên là ngừng tất cả lượng đường, không có đường trong cơ thể, tế bào ung thư sẽ chết một cách tự nhiên.

(2). Bước thứ hai là pha một quả chanh nguyên chất với một cốc nước nóng và uống trong khoảng 1-3 tháng đầu tiên trước khi thực phẩm và ung thư biến mất, nghiên cứu của Đại học Y Maryland cho biết, nó tốt hơn 1000 lần so với hóa trị.

(3). Bước thứ ba là uống 3 thìa dầu dừa hữu cơ, sáng và tối và ung thư sẽ biến mất, bạn có thể chọn bất kỳ liệu pháp nào trong hai liệu pháp sau khi tránh đường. Vô minh là không có lý do; Tôi đã chia sẻ thông tin này trong hơn 5 năm. Hãy để mọi người xung quanh bạn biết. Chúa phù hộ.

"Bác sĩ Guruprasad Reddy B V, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ NHÀ NƯỚC OSH MOSCOW, RUSIA”.

Khuyến khích mỗi người nhận bản tin này để chuyển tiếp cho mười người khác, chắc chắn ít nhất một mạng sống sẽ được cứu... Tôi đã hoàn thành phần của mình, tôi hy vọng bạn có thể giúp làm phần của mình. Cảm ơn!

Uống nước chanh nóng có thể ngăn ngừa ung thư. Đừng thêm đường. Nước chanh nóng có lợi hơn nước chanh lạnh.

Cả khoai lang tím vàng đều có đặc tính phòng chống ung thư tốt.

01. Thường xuyên ăn tối muộn có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

02. Không bao giờ lấy hơn 4 quả trứng mỗi tuần.

03. Ăn thịt gà có thể gây ung thư dạ dày.

04. Không bao giờ ăn trái cây sau bữa ăn. Nên ăn trái cây trước bữa ăn.

05. Không uống trà trong thời kỳ kinh nguyệt.

06. Uống ít sữa đậu nành, không thêm đường hoặc trứng vào sữa đậu nành.

07. Đừng ăn cà chua khi bụng đói.

08. Uống một ly nước lọc vào mỗi buổi sáng trước khi ăn để ngăn ngừa sỏi túi mật.

09. Không có thức ăn 3 giờ trước khi đi ngủ.

10. Uống ít rượu hoặc tránh, không có đặc tính dinh dưỡng nhưng có thể gây ra bệnh tiểu đường và tăng huyết áp.

11. Không ăn bánh mì nướng khi còn nóng từ lò nướng hoặc máy nướng bánh mì.

12. Không sạc điện thoại di động hoặc bất kỳ thiết bị nào bên cạnh bạn khi bạn đang ngủ.

13. Uống 10 ly nước mỗi ngày để ngăn ngừa ung thư bàng quang.

14. Uống nhiều nước vào ban ngày, ít hơn vào ban đêm.

15. Không uống nhiều hơn 2 tách cà phê mỗi ngày, có thể gây mất ngủ và dạ dày.

16. Ăn ít thức ăn có dầu. Phải mất 5-7 giờ để tiêu hóa chúng, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

17. Sau 5 giờ chiều, ăn ít.

18. Sáu loại thực phẩm khiến bạn hạnh phúc: chuối, bưởi, rau bina, bí ngô, đào.

19. Ngủ ít hơn 8 giờ mỗi ngày có thể làm suy giảm chức năng não của chúng ta. Nghỉ ngơi buổi chiều trong nửa giờ có thể giữ vẻ trẻ trung của chúng tôi.

20. Cà chua nấu chín có đặc tính chữa bệnh tốt hơn cà chua sống.

Nước chanh nóng có thể duy trì sức khỏe của bạn và làm cho bạn sống lâu hơn!

Nước chanh nóng giết chết tế bào ung thư.

Thêm nước nóng vào 2-3 lát chanh. Làm cho nó một thức uống hàng ngày

Vị đắng trong nước chanh nóng là chất tốt nhất để tiêu diệt tế bào ung thư.

✍Nước chanh lạnh chỉ có vitamin C, không ngăn ngừa ung thư.

✍Nước chanh nóng có thể kiểm soát sự phát triển khối u ung thư.

✍Các xét nghiệm lâm sàng đã chứng minh nước chanh nóng hoạt động.

✍Loại điều trị chiết xuất chanh này sẽ chỉ tiêu diệt các tế bào ác tính, nó không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh.

✍Kế tiếp... axit citric và polyphenol chanh trong nước chanh, có thể giúp giảm huyết áp, phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu hiệu quả, cải thiện lưu thông máu và giảm cục máu đông.

✍Cho dù bạn bận rộn đến đâu, xin vui lòng tìm thời gian để đọc nó, sau đó nói với người khác để lan tỏa tình yêu!

♦ Sau khi đọc, chia sẻ với những người khác để lan truyền tình yêu! Chăm sóc tốt cho sức khỏe của chính họ!
LAM'S st

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Khai trương CARPUB coffee ĐH Kinh tế

 Khai trương CARPUB coffee ĐH Kinh tế.

Đc: 291 Nguyễn Tri Phương, Q 10 ( Gần ngã 6)

Ngày 30/8/2020




Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

"TẾT" chứ không phải là "TIẾT" (Khảo luận Lịch Sử)



"Tết" là lễ hội và hầu như những dân tộc có nền văn hóa cổ truyền khởi nguồn từ nền văn hóa lúa nước đều gọi những dịp tụ tập vui mừng thi đua chúc tụng... những thành quả có được hay là để chiêm cúng cầu mong có được thành quả tốt trong việc trồng trọt là "Tết".
  
Chữ "Tết" tương đối đồng âm với chữ "Tiết" trong 24 "Tiết Khí" của lịch nông nghiệp Á đông (Âm lịch Lịch mặt trăng..).  Tết Cổ Truyền Việt Nam lại hầu như trùng với ngày đầu tiên của Tiết Lập Xuân là ngày khởi đầu cho một mùa có tiết khí thuận lợi cho việc trồng trọt gọi là ngày Nguyên Đán. Cho nên người Việt chúng ta bắt đầu là nhầm lẫn sau đó là thành thói quen và cuối cùng đã biến Tết một ngày lễ hội mừng năm mới theo Lịch nông nghiệp thành Tết Nguyên Đán.
  
Tết cổ truyền Việt Nam là một lễ hội truyền thống có liên quan đến việc trồng cấy cây nông nghiệp trong tập tục của người Việt cổ đại chứ hoàn toàn không liên quan đến Tiết Nguyên Đán của Trung Hoa. Một số học giả cho rằng từ nguyên của Tết là xuất xứ từ Tiết Nguyên Đán bên Tàu là sai. Cũng chính vì vậy mà đã hình thành một khái niệm sai lầm trong nhận thức gọi Tết cổ truyền Việt Nam là Tết Nguyên Đán.
  
Ngày nay hầu như những bài viết của các học giả lịch sử các nhà biên soạn từ điển và ngay cả tng lớp trí thức Việt Nam cũng như các chính khách lãnh tụ Việt Nam khi viết về Tết cổ truyền hay chúc tụng Tết cổ truyền Dân tộc đều dùng từ "Tết Nguyên Đán". 
  
Sự nhầm lẫn vô tình này đã tạo ra suy nghĩ Tết cổ truyền Việt Nam có xuất xứ từ Trung Hoa. Và cho rằng chúng ta lệ thuộc vào Văn hóa Tàu. 
  
Cũng chính vì suy nghĩ này mà một số trí thức Việt Nam ở hải ngoại đã hô hào chống Trung Quốc bằng cách gạt bỏ Tết Cổ truyền và Tết Trung thu ra khỏi sinh hoạt cộng đồng. Họ cuồng tín cho rằng làm như vậy mới thoát ra khỏi ách đô hộ Văn hóa của phương Bắc.
    
Tết cổ truyền Việt Nam là lễ hội có trước ngày lễ "Tân Niên" lễ mừng ngàyNguyên Đán của người Tàu rất lâu. Và nếu như hai ngày lễ này có giống nhau về truyền thống thì chính Người Trung Hoa bắt chước người Việt mới có lễ hội này chứ không thể nói rằng Tết cổ truyền Việt Nam xuất xứ từ Tàu được.
   
Không thể có chuyện cái có trước lại bắt chước cái có sau được đó là nghịch lý.
  
Các bạn hãy xem Khổng Tử là bậc tổ sư cho lễ nhạc của Trung Hoa viết trong sách Kinh Lễ như sau: ":"Ta không biết Tết là gì nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man họ nhảy múa như điên uống ruợu và ăn chơi vào những ngày đó họ gọi tên cho ngày đó là "TẾ SẠ" (Tế Sạ là Khổng Tử phát âm ch Thêts là lễ hội năm mới của người Thái đất Phong Châu- TN)
    
Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết "Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới chúng gọi ngày đó là Nèn- Thêts không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này. Chỉ có bọn man di mới có ngày hội mà người trên kẽ dưới cùng nhau nhảy múa như cuồng vậy bên ta không có sự Quân thần điên đảo như thế.."  
Hai đoạn trích từ hai cuốn Kinh sử nổi tiếng của Văn hóa Trung Hoa đều khẳng định Tết của Việt có trước ngày "Tân Niên" Chinese new Year " Thrếts Chìn" của người Tần Trung Hoa rất xa.
  
Tết cổ truyền của Việt Nam có từ thời Hồng Bàng có trước cả thời Hùng Vương vì vậy mới có sự tích Lang Liêu gói bánh chưng bánh dày mừng Tết vua Cha chứ. Có nghĩa là Tết cổ truyền Việt Nam đã có hơn 4000 năm rồi. 
   
Trong khi lễ "Tân Niên- 新年 " của người Tàu thì sao?
  
Theo lịch sử Trung Quốc nguồn gốc Xuân tiết (春節) Tân niên (新年) hoặc Nông lịch tân niên (農曆新年).  có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. 
  
Đời Tam đại nhà Hạ (1767 TCN) Tân Niên chọn ngày đầu tháng giêng tức tháng Dần. Nhà Thương (1122 TCN)  lấy ngày đầu tháng Sửu tức tháng chạp làm tháng đầu năm. Nhà Chu (250 TCN) chọn tháng Tý tức tháng mười một làm tháng lễ mừng Tân Niên.
Đời Đông Chu Khổng Tử đổi ngày Tân Niên vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN) Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi tức tháng mười. Đến thời nhà Hán Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần tức tháng giêng. Từ đó về sau không còn triều đại nào thay đổi về khởi đầu năm mới nữa cho đến tận bây giờ.
  
Như vậy là ngày Tân Niên của Trung Hoa có sau ngày Tết cổ truyền Việt rất xa. Và thay đổi tứ tung. Còn ngày Tết cổ truyền của Tộc Việt vốn không thay đổi từ thượng cổ cho đến nay. Thế thì tại sao lại nói ngày Tết cổ truyền Việt Nam là có từ Tết Tàu được. Thậm đại vô lý.
  
Nếu tra theo từ Nguyên của chữ Tết vốn chẳng liên quan gì đến chữ Tiết trong Tiết Nguyên Đán của Lịch Tàu cả. Vì bởi Nguyên Đán vốn không phải là Tiết trong 24 bốn Tiết khí của Thời tiết phân chia theo lịch Mặt trăng. Nguyên Đán chỉ là buổi sáng đầu tiên trong ngày khởi đầu của Tiết Lập Xuân thôi (Nguyên= Nguyên vẹn khởi đầu Đán= buổi sáng) 
    
Nguyên Đán vốn không phải là Tiết khí vả lại ngày Nguyên Đán là ngày đầu của Tiết Lập Xuân mà ngày đầu của Tiết Lập Xuân không nhất thiết trùng với ngày Sóc (ngày có trăng) là ngày đầu tiên của tháng đầu tiên trong năm được. Vì vậy Tết không thể là "Tiết" Nguyên Đán và càng không phải là "Tết" Nguyên Đán được.
  
24 Tiết khí của Lịch nông nghiệp (Lịch âm) là : 
 (Con số đầu là chỉ kinh lộ Mặt trời)
315° Lập xuân: Bắt đầu mùa xuân 
330° Vũ thủy: Mưa ẩm 
345° Kinh trập: Sâu nở 
0° Xuân phân: Giữa xuân 
15° Thanh minh: Trời trong sáng 
30° Cốc vũ: Mưa rào 
45° Lập hạ: Bắt đầu mùa hè 
60° Tiểu mãn: Lũ nhỏ duối vàng 
75° Mang chủng: Chòm sao tua rua mọc 
90° Hạ chí: Giữa hè 
105° Tiểu thử: Nóng nhẹ 
120° Đại thử: Nóng oi 
135° Lập thu: Bắt đầu mùa thu 
150° Xử thử: Mưa ngâu
165° Bạch lộ: Nắng nhạt 
180° Thu phân: Giữa thu 
195° Hàn lộ: Mát mẻ 
210° Sương giáng: Sương mù xuất hiện 
225° Lập đông: Bắt đầu mùa đông 
240° Tiểu tuyết: Tuyết xuất hiện 
255° Đại tuyết: Tuyết dầy 
270° Đông chí: Giữa đông 22 tháng 12 
285° Tiểu hàn: Rét nhẹ 
300° Đại hàn: Rét đậm
  
Ngày Sóc đầu tiên là ngày bắt đầu tháng đầu tiên của năm mới (Mồng một Tết) không hẳn là ngày đầu tiên của tiết Lập xuân. Vì ngày mồng một Tết thì dịch chuyển lung tung theo lịch Âm thiếu nhuận thay đổi liên miên. Còn ngày đầu tiên của tiết Lập Xuân được tính toán thành bất di bất dịch và luôn nhằm ngày 04 tháng 2 của năm Dương Lịch
  
Đấy 24 Tiết khí có cái Tiết nào là Tiết Nguyên Đán đâu. Nhầm cái ngày đầu (Nguyên Đán) của Tiết Lập xuân là Tiết rời nhầm sang luôn Tiết là Tết từ đó cứ gọi luôn Tết cổ truyền là Tết Nguyên Đán. Rồi trở thành như một thông lệ.
    
Cái phiền lòng nhất là các định nghĩa các khái niệm trong sách vở cứ cho Tết cổ truyền Việt bắt nguồn từ Tiết Nguyên Đán bên Tàu mà truyền dạy cho con cháu mới khổ chứ..hu hu...
    
Vì phát âm tương tự như chữ Tiết nên chúng ta cứ nhầm Tết là Tiết chứ từ nguyên của Tết vốn xuất xứ từ trong ngôn ngữ của các dân tộc Á Đông để chỉ các lễ hội mừng mừa mưa mới là mùa bắt đầu nuôi cấy và trồng trọt.
  
Theo tư liệu tôi đọc được trong một nghiên cứu về Tết thì chữ Tết có xuấtxư từ các chữ này đây:
  
"Tết là gì?
Tết là tên riêng [nom propre] gọi ngày lễ mừng đầu năm mới của rất nhiều dân tộc và sắc dân ở khắp miền đông nam Á
Tiết chỉ là một tên thuờng [nom commun] của Tàu gọi những thời tiết thay đổi trong một năm chỉ có nguời Việt gọi là Tết hay tết nguyên đán trong khi cả ngàn triệu nguời Tàu chỉ biết gọi là duỳn tản [nguyên đán] hay là xin nển [tân niên] vậy tại sao họ không gọi là Tết ? vì Tết không phải là tiếng của họ.
Sau đây là những cognates /từ đồng nguyên/ khắp Đông nam Á dính líu với TẾT :
Al de Rhodes : Tết 
Tết năm [sic] 
tết ai 
ăn Tết
Từ điển Khai Trí Tiến Đức không hề cho rằng Tết là # tiết của Tàu. Vả lại các ngôn ngữ chung quanh tiếng Việt cung đều gọi là Tết nhu chúng ta :
Nùng : TẾT
nèn Tết năm Tết
Muờng :Thết Tết ăn Thết ăn Tết
Thái : Thêts lễ mừng năm mới 
Thế -xa New year celebration trong kinh Lễ Khổng tử gọi là Tế-sạ
Thêts khal mùa Tết những ngày tết.[khal là thời gian]
khal thêtx ngày Tết
Thêts Thày Tết Thái [Thai New Year]
Thrếts Tết 
[theo Từ điển Francais-Thái của Pallegoix]
Thrếts Chìn Tết của Tàu Chinese new Year 
Chêtr Tết của Thái [fifth lunar month / mid April Thái festival]
Tết / Đết tên ông thần mua [rain god monsoon deity]
Trôts lễ hội Thái cổ vào đầu mùa mưa bên Thái
Tốts Farăng Tết Hoa-lang [western New Year s Day]
Xem Từ điển nguồn gốc tiếngViệt (Bs Nguyễn hy Vọng)
Zhuang : XIT / SIT   lễ Tết của 20 triệu nguời Zhuang bên Quảng tây vùng Quế Lâm nói tiếng Tai tiếng Thái xua !
đuon Sít tháng Tết [mois de festival célébrant la mousson]
[đuon là tháng]
Chàm : TÍT lễ tháng năm của lịch xua Chàm [tháng gió mùa bắt đầu thổi] băng Tít # ăn Tết CHÊT Tết bu-lăn Chêt háng tết bu lăn là tháng [tiếng Chàm]
KTÊH lễ hội lớn nhất trong năm của nguời Chàm
Mon : kTEH New Year Day of the Mon people
o-TEH Tết New Year celebration with water splashing rituals
o - Tet 
k-Tât New Year rituals
k-Tet id
Khmer : CHÊTR là Tết lễ mừng tháng 5 theo cổ lịch Khmer là tháng gió mùa bắt đầu thổi nguợc lại tháng của mùa gió nồm ở Đông nam Á tùy theo noi từ cuối tháng tu đến cuối tháng năm]
khae Chêtr tháng tết 
[khae là tháng] 13 tháng 4 dương lịch 23 tháng ba âm lịch; 
Chêtr khal thời gian có lễ Tết [khal là thời gian]. 
India : CHETR là tên tháng tư và tháng năm của cổ lịch Ấn độ hai tháng giao mùa đem mưa đến [mois du début de la mousson] 
Nepal : TEEJ lễ đầu năm của Nepal
Mustang : TIDJ lễ đầu năm của xứ Mustang sát với xứ Nepal
Munda : TEEJ lễ ăn mừng mùa mưa đến / the ancient melodies of Teej marking the return of the monsoon and the promises of prosperity [National Geographic magazine] 
Hơn nữa xem trên có hơn chục ngôn ngữ và dân tộc có nền văn hoá khác hẵn với Tàu mà vẫn gọi cái lễ ấy là :Têt đồng âm với cái tiếng Tết của dân Giao chỉ và của dân Mừờng nên ta phải "suy nghĩ lại" và "xét lại" về cái hiểu lầm Tết  khác Tiết của hơn 2000 năm qua.   
Như vậy tết là tên gọi cái ngày ăn mừng đầu mùa mưa của các dân tộc và sau này trở thành ngày ăn mừng đầu năm âm lịch luôn của các dân Mường Nùng Thái Zhuang Chàm Mon Khmer Vùng đông bắc Ấn độ Nepal Mustang Munda
(Nguồn Đổ Thành Nhạn Nam Phi)" (Hết trích)
  
Những luận cứ trên khẳng định Tết là lễ hội mừng năm mới theo lịch Nông nghiệp của Văn hóa lúa nước gọi là Tết Cổ Truyền Việt Nam chứ không thể gọi là Tiết hay là Tết Nguyên Đán được. Và đương nhiên là lễ hội này chính là lễ hội văn hóa truyền thống 100% của người Việt không phải có xuất xứ từ Trung Hoa.
    
Vì vậy khẩn xin các phương tiện truyền thông các lời chúc tụng của lãnh đạo dân tộc Việt và các nhà hoạt động văn hóa lưu tâm khi viết và nói về lễ hội mừng năm mới theo Nông lịch của người Việt là "Tết Cổ Truyền" chứ đừng nhầm lẫn là Tiết Nguyên Đán hay là Tết Nguyên Đán. Vì không những đó là sự nhầm lẫn lịch sử tai hại mà còn tỏ ra sự hiểu biết về Văn hóa Dân tộc Việt quá nông cạn.
 
Chấm hết việc khai bút đầu Xuân
Mồng 2 Tết Cổ Truyền Tân Mão
Thuận Nghĩa

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Thông báo cùng bạn

Carpub coffee thay đổi địa chỉ website mới tại đây: http://www.carpub.blogspot.com/

Từ nay địa chỉ carpub.us không dùng nữa.
Cám ơn mọi người đã ủng hộ.




By: Thu Lam Nguyễn